You are here:

JA slide show

Nên chọn bình chữa cháy nào để chữa cháy hiệu quả?

Thời gian gần đây xảy ra rất nhiều vụ cháy, đặc biệt là cháy xe máy, ô tô mà nguyên nhân chưa được xác định một cách rõ ràng.Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là các vụ cháy chưa được xử lí một cách có hiệu quả dẫn đến hậu quả thiệt hại rất lớn. Vậy lí do tại đâu, khi được xử lý nhưng việc dập tắt vẫn không mang lại hiệu quả?

Hiện ở trên thị trường thường có mấy loại phương tiện chữa cháy cơ bản như bình CO2, bình bột. Tuy nhiên, mỗi loại phương tiện lại có các tính năng khác nhau, phù hợp với đám cháy khác nhau, đo đó người dùng cần hết sức lưu ý, cụ thể.

Bình CO2 - chuyên chữa cháy chất lỏng (xăng, dầu, cồn), chữa cháy khí (methan, gas) và thiết bị điện. Trên bình thường ghi rõ CO2, hoặc MT2, MT3, MT5

Đặc điểm của loại bình này là có tác dụng làm loãng đám cháy, do đó không thể chữa ngoài trời mà chỉ chữa trong nhà. Nhưng do đặc tính CO2 gây ngạt, nên cũng không thể bình để chữa cháy trong phòng kín có người ở.

Ngoài ra, khi CO2 được phun ra sẽ có nhiệt độ rất lạnh là -73 độ C, đo đó người sử dụng không được phun trực tiếp vào người khác, hoặc cầm vào loa bình, vì sẽ bị bỏng lạnh.

Bình CO2 cũng không được sử dụng để chữa các chất cháy mà trong đó có gốc là kim loại kiềm, kiềm thổ (như nhôm, chất nổ đen...), vì sẽ làm đám cháy mạnh hơn.

Bình bột: Có nhiều loại khác nhau, để chữa các vật liệu cháy có đặc tính khác nhau, được ký hiệu lần lượt là A (chữa cháy chất rắn), B (chữa cháy chất lỏng), C (chữa cháy chất khí) và D hoặc E (chữa cháy điện).

Ví dụ, nếu bình ghi BC sẽ dập được đám cháy chất lỏng hoặc chất khí, bình ABC dập được ba loại cháy là chất rắn, lỏng, và khí. Riêng loại ABCE có thể chữa cháy cả thiết bị điện.

Đặc điểm nổi bật của loại bình bột là khi dập xong đám cháy dễ bùng phát lại, do đó người dập lửa phải kiểm tra kỹ.

Bình bột cũng tuyệt đối không được dùng để phun vào các thiết bị điện tử, thiết bị công nghệ cao như máy tính, vì bột có thành phần muối, sẽ làm hư hại thiết bị.

Đọc qua về  đặc điểm và cách sử dụng của các loại bình chữa cháy trên, chúng ta thấy được sự phức tạp khi chữa cháy, nhất là khi đám cháy bùng phát thường làm cho tâm lí con người hay lo lắng và hoảng sợ, đấy là chưa nói đến việc rất nhiều người khoong biết cách sử dụng bình chữa cháy như thế nào.

Ngoài ra, nhược điểm của các bình chữa cháy xách tay hiện nay là rất nặng, thời gian và khoảng cách xịt lại rất thấp, khi sử dụng phải thường xuyên kiểm tra chất lượng bình(theo đúng tiêu chuẩn định kỳ là 3 tháng/1 lần)nên chưa đạt được hiệu quả cao, và không phải đối tượng nào cũng sử dụng được.

Để khắc phục tất cả các nhược điểm nói trên, một sản phẩm mang tính đột phá trong công nghệ chữa cháy của Slovakia: Bình xịt chữa cháy FAUCON đã bắt đầu có mặt tại thị trường Việt Nam. Với kích thước chỉ bằng bình xịt muỗi gia đình, trọng lượng chưa đầy 1kg, nhưng FAUCON có thể thay thế được 1 bình chữa CO2 trên thị trường có trọng lượng cả bình 12.5kg, và thời gian xịt lâu gấp đôi.

Thành phần chất chữa cháy không phải là chất bột, cũng không phải CO2, mà nó là một dung dịch hoàn toàn vô hại với con người và môi trường, thậm chí bạn có thể nếm được. Vì vậy nó có thể chữa cháy cho mọi loại chất cháy một cách triệt để, trong nhiều môi trường cháy và đặc biệt là ngăn hoàn  toàn việc đám cháy bùng phát trở lại.

Với trọng lượng gọn nhẹ, cách sự dụng quá đơn giản, chỉ cần lắc bình và xịt trực tiếp vào đám cháy, bất kì ngời già, trẻ nhỏ hay những người chưa bao giờ tập huấn cũng biết cách dùng và có thể dùng được.

Ngoài ra, bạn không phải quan tâm đến vấn đề phải bảo trì bảo dưỡng, FAUCON có thể hoạt động tốt trong vòng 5 năm mà không phải tốn bất cứ chi phí nào.

Có thể nói rằng: Bình xịt chữa cháy FAUCON sẽ là một tiêu chuẩn chữa cháy an toàn nhất trên thị trường hiện nay, giúp mọi người có thể bảo vệ, giảm thiệt hại tài sản của mình một cách thấp nhất khi xảy ra cháy.

Và cuối cùng xin chúc mọi người không bao giờ phải sử dụng bình để chữa cháy mà chỉ sử dụng nó như là một đề phòng cho nhu cầu an toàn của bạn.

So sánh bình xịt FAUCON và các loại bình hiện tại trên thị trường

So sánh  khả năng dập tắt các loại chất cháy của FAUCON và chất chữa cháy khác

 

Video

Liên kết